Nguyên liệu:
Bột bánh: 40g bột gạo, 60g bột năng, 500ml nước và 1 ít muối
Nhân bánh: 50g thịt nạc, 10 tai nấm mèo (mộc nhĩ), 1 củ hành hương hay 1 gốc hành, nước mắm, tiêu, dầu ăn.
Hành phi: 5 củ hành hương thái mỏng
Nước mắm chua ngọt, rau giá ăn kèm
Cách làm:
Hòa tan bột gạo, bột năng và chút muối. Có thể chuẩn bị bột trước 1 đêm cho ngon. Trong lúc đó chuẩn bị nhân và làm hành phi, nước mắm, rửa rau…
Băm nhỏ thịt, nấm mèo, hành hương.
Cho một muỗng canh dầu ăn vào chảo, cho thịt và củ hành, nấm vào xào thơm. Thêm ½ muỗng cà phê nước mắm, tiêu xào chín.
Làm hành phi: Cho 1 chén dầu ăn vào nồi nhỏ cho nóng già, cho củ hành vào. Đảo nhẹ tay chờ khoảng 3 phút củ hành chuyển sang màu vàng nhạt. Vớt ra tô hay rây cho ráo dầu.
Làm nước mắm chua ngọt: 2 muỗng canh nước lạnh + 1,5 muỗng canh đường + 1 miếng chanh vắt lấy nước hòa tan cho thêm từ từ nước mắm vào, nêm nếm thấy vừa ăn là được. Cho chút ớt nếu thích ăn cay.
Đổ bánh:
Nhúng một ít dầu vào giấy sau đó thoa lên mặt chảo đã nóng. Múc một ít bột cho vào chảo, nghiêng chảo để cho bột bám hết vào chào và đổ phần bột dư lại vào tô bột. Cách này giúp bánh được mỏng.
Cho lên bếp lại, bánh rất mỏng nên nhanh chín. Bạn chờ khoảng 5 giây thì cho nhân bánh vào.
Bánh chín dùng thìa gói bánh lại. Cách này vừa nhanh lại không sợ nóng tay.
Cho ra đĩa hay giấy chống dính có thoa một ít dầu ăn để bánh không bị dính.
Cứ thế cho hết phần bột.
Cho bánh ra đĩa, rắc hành phi lên, thêm chút rau nếu thích và cuối cùng chan nước mắm chua ngọt vào.
Theo Lê Lan (Đẹp)
Tin tức khác
Bên bếp than hồng, thưởng thức miếng bánh tráng nướng giòn cay, thơm phức thú vị khó tả.
Những chiếc bánh cuốn tự làm thơm ngon và vẫn chất lượng như ngoài hàng nhé!
(Dân trí) - Nghề làm bánh tráng nước cốt dừa là cái nghề truyền thống và cũng là cái nghiệp mưu sinh của nhiều hộ dân ở xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Không chỉ vậy, người Hoài Nhơn đã tạo nên “thương hiệu” bánh tráng cho riêng mình trong lòng bạn bè phương xa.